10 CHIẾN LƯỢC GIÚP TẬN DỤNG TỐI ĐA CÁC BUỔI HỌC TRỊ LIỆU OTĐT

Khi con bạn được chẩn đoán là bị suy giảm thính lực hoặc phải can thiệp thiết bị, gia đình của bạn sẽ được động viên để đến gặp một chuyên gia thính lực và bắt đầu các buổi học phục hồi khả năng nghe. Có thể rất khó để biết được cách để làm việc với một nhà trị liệu và cách để bạn nhận được nhiều lợi ích nhất từ các buổi trị liệu ốc tai điện tử. Dưới đây là 10 lời khuyên sẽ cho bạn những gợi ý về điều mà bạn có thể làm để có được nhiều lợi ích nhất từ các buổi trị liệu.

1. Bước đầu tiên để có một buổi trị liệu thành công là phải hiểu công nghệ nghe mà trẻ đang đeo một cách chính xác. Điều quan trọng mà bạn phải nhớ rằng cấy ghép thính giác thì không giống như việc bật một công tắc đèn. Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nghe và nói đòi hỏi nhiều công sức, thời gian và luyện tập, và điều này có nghĩa là phải đeo thiết bị nghe suốt cả ngày. Buổi trị liệu của bạn sẽ có rất ít hiệu quả nếu con của bạn chỉ đeo thiết bị nghe trong các buổi trị liệu, hoặc nếu thiết bị bị hỏng cáp hoặc đã hết pin. Nếu bạn gặp khó khăn để bảo đảm rằng con bạn luôn đeo thiết bị nghe, hãy sử dụng một ít thời gian của buổi trị liệu để tìm ra giải pháp thực hiện nó.

2. Lựa chọn một nhà trị liệu cũng rất quan trọng. Điều quan trọng là chọn một nhà trị liệu sẵn sàng trao quyền cho BẠN là thầy giáo số một trong cuộc đời của trẻ. Bạn ở cùng với trẻ hàng trăm giờ mỗi tháng, và hãy so sánh, chuyên gia trị liệu chỉ có thể dành 4 giờ trị liệu cùng bạn. Nếu mục tiêu của bạn là để trẻ phát triển kỹ năng nghe và nói, thì 4 giờ một tháng là chưa đủ. Trẻ cần bạn biết cách cải thiện điều này trong các hoạt động và cuộc trò chuyện ở nhà. Tìm một nhà trị liệu có thể dạy bạn cách để tối đa hóa thời gian ở nhà với trẻ.

3. Một khi bạn đã tìm được một nhà trị liệu sẽ làm việc cùng bạn, đã đến lúc phải cam kết tham gia tích cực vào chương trình trị liệu! Cho dù bạn đến phòng khám trị liệu hoặc chuyên gia trị liệu đến nhà bạn, bạn cũng nên tham gia tích cực trong tất cả các buổi trị liệu. Mục tiêu mà con quý vị đang làm là gì? Chiến lược nào có thể được sử dụng để đạt được các mục tiêu? Nếu nhà trị liệu làm mẫu một hoạt động, hãy làm lại và xem thử liệu bạn có thể tự làm điều đó không. Học các mục tiêu của trẻ và thực hành các chiến lược trong suốt buổi trị liệu sẽ làm tăng đáng kể khả năng thực hành của bạn khi nhà trị liệu không có mặt ở đó.

4. Một buổi trị liệu là khoảng thời gian bận rộn với nhiều hoạt động và cuộc thảo luận. Có thể khó nhớ những gì đã xảy ra và những gì bạn cần làm khi buổi trị liệu kết thúc. Sẽ có ích khi mang theo một sổ ghi chép để ghi lại các mục tiêu, chiến lược và ý tưởng để thực hành tại nhà. Ghi chép có thể nhắc cho bạn những gì bạn cần tập trung vào tuần đó và giúp bạn theo dõi sự tiến bộ của trẻ.

5. Nếu các mục tiêu, hoạt động và chiến lược do nhà trị liệu gợi ý là khó hiểu hoặc không có ý nghĩa, hãy đặt câu hỏi. Càng hỏi nhiều, bạn càng học được nhiều hơn, và bạn tự tin hơn khi thử các chiến lược này ở nhà.

rehab-parents

6. Một khi bạn đã tìm được một nhà trị liệu giỏi và có một kế hoạch cho các hoạt động ở nhà, đó là lúc để thực hiện bước tiếp theo: Chuyển các hoạt động thành thói quen hằng ngày. Nếu mục tiêu đã quen thuộc và bạn đã thực hành bằng cách sử dụng các chiến lược để phát triển kỹ năng nghe trong các buổi trị liệu, bạn nên bắt đầu tìm cách để thích ứng các mục tiêu trị liệu với cuộc sống hàng ngày. Nhưng bạn không phải làm điều này một mình! Dành thời gian suy nghĩ những cách trị liệu để đạt được mục tiêu trị liệu ngay tại nhà.

7. Điều quan trọng là phải thường xuyên cập nhật thông tin cho nhà trị liệu! Nếu bạn giới thiệu một mục tiêu mới trong buổi trị liệu vào ngày thứ hai, và con bạn đạt được mục tiêu vào thứ Năm, hãy để nhà trị liệu biết rằng trẻ đã sẵn sàng chuyển qua một mục tiêu mới! Nếu trẻ cần được giúp đỡ nhiều hơn, hoặc các chiến lược dường như không hiệu quả, hãy cung cấp thông tin phản hồi cho nhà trị liệu để cả hai có thể tìm ra một giải pháp tốt hơn nhằm đạt được mục tiêu. Giao tiếp là chìa khóa thành công!

8. Ngoài ra, điều quan trọng là hãy cho những người khác cập nhật về các mục tiêu của trẻ nữa. Khi có nhiều người biết mục tiêu, nhiều người có thể giúp bạn thực hành! Đảm bảo rằng cả vợ chồng đều phải biết những gì cần đạt được. Anh chị em, người giữ trẻ, giáo viên và ông bà cũng là những người tuyệt vời để chia sẻ những mục tiêu, chiến lược và các hoạt động. Một cách dễ dàng để giữ mọi người trên cùng một trang đó là viết mục tiêu trên một tờ giấy ghi chú và dán nó trên tủ lạnh. Và lấy nó xuống khi mục tiêu đã hoàn thành!

9. Nói với anh chị em, vợ chồng, người giữ trẻ, giáo viên và ông bà-những người này cũng có thể tham gia các buổi trị liệu! Vì mục tiêu phát triển ngôn ngữ tự nhiên nhất có thể, lôi kéo những người khác vào buổi trị liệu cũng là cách hay để cho phép họ luyện tập các mục tiêu và học cách thực hiện chúng tại nhà.

10. Cuối cùng, bạn phải chia sẻ sự tiến bộ của trẻ cho nhà thính học. Trình bày sự tiến bộ của trẻ. Thảo luận về các tình huống mà trẻ cảm thấy khó nghe như môi trường ồn ào hoặc đó là một âm thanh đặc biệt mà trẻ không thích. Ghi lại kết quả kiểm tra nghe mỗi ngày và thông báo cho nhà thính học nếu có thay đổi trong kết quả. Thông tin này có thể là vô giá đối với nhà thính học trong buổi lập trình thiết bị và các cuộc hẹn chỉnh máy, giúp bạn tối đa hóa khả năng nghe và xử lý âm thanh một cách chính xác.

Dịch từ: https://blog.medel.com/10-strategies-to-get-the-most-out-of-cochlear-implant-therapy-sessions/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *