Trong suốt hành trình thính giác của bạn, bạn bè, gia đình, đồng nghiệp và những người mà bạn gặp có thể sẽ tò mò về công nghệ thú vị đó trên đầu của bạn – bộ cấy ghép OTĐT. Mọi người sẽ luôn quan tâm đến công nghệ mà họ hiếm khi nhìn thấy và vì vậy họ có thể hỏi bạn để biết thêm. Tùy thuộc vào cảm nhận của bạn về thiết bị OTĐT, bạn có thể sẵn lòng để nói về cách nó hoạt động và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn như thế nào. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ vài điều về cách trả lời những câu hỏi về thiết bị cấy.
Hiểu về cách nhận diện thính lực của bạn
Bất kể bạn bao nhiêu tuổi, điều quan trọng là bạn phải chấp nhận rằng OTĐT là một phần không thể thiếu đối với bạn. Hiểu về cách nhận diện thính lực của bạn có thể giúp bạn tự tin giải thích cách thiết bị hoạt động và lợi ích của nó đối với bạn. Điều này có thể giúp giải quyết các tình huống xã hội khó khăn và đối với thanh thiếu niên, tránh bị bắt nạt.
Chúng tôi khuyến khích các bậc cha mẹ có con nhỏ được cấy ghép OTĐT tạo một cuốn Sách Trải Nghiệm, trong đó họ sẽ mô tả tình trạng mất thính lực, quá trình phẫu thuật và đội ngũ chuyên gia về thính lực. Điều này cho phép con bạn luyện tập qua các cuộc trò chuyện về khả năng nghe của chúng với bạn bè và gia đình. Bằng cách này, khi con của bạn bắt đầu đi học, chúng có thể tiếp tục nói về thiết bị của mình một cách tự tin.
Các câu hỏi thường gặp và gợi ý cách trả lời
- Âm thanh với OTĐT trông như thế nào?
Điều này sẽ rất khác đối với mỗi người và chỉ bạn mới biết nó như thế nào tùy vào quan điểm của bạn. Một số trang web cung cấp mô phỏng âm thanh giống như robot, các ví dụ khác là những âm thanh phong phú hơn và có kèm nhạc điệu. Nếu bạn được cấy ghép OTDT khi còn nhỏ thì đây sẽ là loại thính giác duy nhất mà bạn quen thuộc, và bạn sẽ không thể so sánh nó với người đã từng nghe âm thanh. Nếu bạn được cấy ghép sau khi mất thính lực, bạn có thể so sánh được. Nói chuyện cởi mở và trung thực — bạn bè và gia đình sẽ thực sự muốn biết trải nghiệm của bạn như thế nào!
2. Bạn sẽ đeo thiết bị cấy ghép mọi lúc mọi nơi?
Câu trả lời ngắn gọn là ĐÚNG. Thiết bị cấy không giúp điều trị hoặc phục hồi thính lực của bạn nhưng nó khắc phục tình trạng mất thính lực bằng cách kích thích trực tiếp dây thần kinh thính giác của bạn — bạn sẽ luôn cần đeo nó để nghe rõ.
3. Tại sao bạn không thể nghe tốt trong môi trường ồn ào?
Bộ xử lý âm thanh có khả năng phân biệt âm thanh lời nói với các tiếng ồn và giúp bạn nghe giọng nói dễ dàng hơn. Nhưng nếu bạn đang ở một nơi nào đó có nhiều người đang nói chuyện cùng một lúc, bộ xử lý sẽ không biết giọng nào cần phải làm rõ hơn cho bạn! Làm việc với chuyên gia thính học sẽ giúp bạn tìm hiểu các chiến lược để nghe tốt hơn trong các tình huống có nhiều tiếng ồn.
4. Bạn có thể đi máy bay không?
Được chứ! Có thể hữu ích khi mang theo thẻ nhận dạng để thông báo cho nhân viên an ninh khi bạn đang di chuyển qua khu vực an ninh để họ hiểu lý do tại sao bạn được phép bỏ qua máy dò kim loại. Bạn có thể tháo bộ xử lý âm thanh ra để không bị khó chịu trong quá trình này.
5. Bạn có thể chụp MRI không?
An toàn khi chụp MRI rất quan trọng đối với những người cấy ghép OTĐT vì mọi OTDT đều có nam châm bên trong và điều này có thể bị ảnh hưởng bởi quá trình chụp MRI. Hầu hết mọi người sẽ cần chụp MRI trong cuộc đời, vì vậy mọi người có thể muốn biết liệu điều đó có ý nghĩa gì đối với sự an toàn của họ. Mỗi OTĐT MED-EL trong 20 năm qua đều được thiết kế để bạn có thể chụp MRI một cách an toàn.
6. Nó có hoạt động ngay lập tức không?
Cấy ghép OTDT không giống như một cặp kính mà bạn đeo vào và trải nghiệm kết quả ngay lập tức. Việc cấy ghép OTDT trực tiếp kích thích dây thần kinh thính giác của bạn, và sẽ mất một thời gian để não bộ của bạn nhận ra và phản ứng với kích thích mới này. Phục hồi ngôn ngữ và kiên trì là chìa khóa để bạn nghe tốt nhất với thiết bị cấy ghép thính giác — vì vậy hãy kiên trì với nó!
Bài đăng này được viết bởi Trudy Smith, một chuyên gia Phục hồi ngôn ngữ tại Trụ sở MED-EL.
Nguồn: https://blog.medel.com/how-to-deal-with-questions-about-your-hearing-implant/