Sự nhạy cảm về thính giác khá phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên mắc chứng tự kỷ. Thông thường, trẻ sẽ đưa tay bịt tai, chạy trốn hoặc thậm chí mất kiểm soát với hành vi của mình khi có âm thanh nào đó. Đây chính là biểu hiện của việc trẻ tự kỷ sợ tiếng ồn và lo âu quá mức. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì và cha mẹ nên xử lý thế nào?
1. Tại sao trẻ tự kỷ sợ tiếng ồn?
Môi trường xung quanh chúng ta chứa đầy những thông tin cảm quan, bao gồm tiếng ồn, ánh sáng, quần áo, nhiệt độ… Chúng ta xử lý thông tin này bằng các giác quan gồm: Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác và vị giác.
Trẻ em và thanh thiếu niên mắc chứng tự kỷ đôi khi nhạy cảm quá mức hoặc không nhạy cảm với thông tin giác quan. Điều này có nghĩa là các giác quan của họ tiếp nhận quá nhiều hoặc quá ít thông tin từ môi trường, gọi chung là quá mẫn cảm. Chuyên gia cho rằng, phản ánh né tránh tiếng ồn của trẻ tự kỷ hình thành từ các hành vi đã học được dựa trên nỗi sợ hãi hoặc khó chịu mà chúng gặp phải.
Không phải tất cả trẻ tự kỷ đều có sự nhạy cảm về giác quan, nhưng một số lại phản ứng quá mức với âm thanh mà chúng nghe được. Ví dụ, trẻ có thể bịt tai khi nghe thấy tiếng động lớn từ: Sấm chớp, tiếng máy hút bụi, máy sấy tóc… Sự nhạy cảm này có thể trở nên tồi tệ hơn khi trẻ bị căng thẳng hoặc lo lắng.
2. Cha mẹ nên làm gì khi trẻ tự kỷ sợ tiếng ồn?
Thính giác quá nhạy cảm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi, cảm xúc và tương tác xã hội của trẻ tự kỷ. Vì đây là tập hợp của các rối loạn giác quan nên muốn khắc phục tình trạng này, ba mẹ cần phối hợp giữa nhiều biện pháp với nhau.
Nhận biết âm thanh nhạy cảm
Trẻ tự kỷ sợ rất nhiều loại tiếng ồn, chẳng hạn: Tiếng quạt trần kêu vù vù, tiếng xả nước từ bồn cầu, tiếng chó sủa… Do đó, ba mẹ cần quan sát kỹ và lắng nghe con để nhận biết những âm thanh mà trẻ sợ hãi, từ đó có cách kiểm soát trước, trong và sau khi vấn đề tác động đến con, dù là gián tiếp hay trực tiếp.
Sử dụng thiết bị hỗ trợ
Những thiết bị hỗ trợ như tai nghe (headphone)… có thể giúp trẻ tự kỷ kiểm soát tiếng ồn mọi lúc, mọi nơi. Điều này giúp bớt đi nỗi lo cho cha mẹ khi đưa trẻ đến những nơi công cộng. Tuy nhiên, hạn chế của trang thiết bị là trẻ sẽ phụ thuộc vào chúng và kéo dài trong suốt cuộc đời.
Môi trường an toàn cho trẻ tự kỷ
Công viên, nhà hát, khu vui chơi giải trí… có thể là những tiếng ồn gây tổn thương tới trẻ tự kỷ. Bạn sẽ làm gì giúp con lúc đó? Câu trả lời thật khó khi mà chính bạn cũng là người mới chỉ nghe được âm thanh lạ đó lần đầu. Vì vậy, xác định được môi trường an toàn là điều cần thiết khi đưa con tham gia bất kỳ hoạt động vui chơi, giải trí nào.
Giúp trẻ tập làm quen với tiếng ồn
Sợ tiếng ồn là một trong những thách thức rất khó để cải thiện ở trẻ tự kỷ. Vậy nên, ba mẹ cần giúp con tập làm quen với những âm thanh mà chúng sợ hãi bằng cách cho trẻ nghe hàng ngày. Nó có thể khó khăn lúc đầu nhưng khi con nghe và thấy nó thường xuyên, dần dần con sẽ cảm thụ được âm thanh quen thuộc đó.
Tăng dần âm thanh nhạy cảm
Để giúp trẻ tự kỷ bớt sợ hãi khi gặp tiếng ồn, chúng ta cần tăng cường môi trường thính giác của trẻ. Bằng cách sử dụng các kích thích âm thanh qua âm nhạc, đồ chơi tạo tiếng ồn… vào những hoạt động vui chơi tích cực, trẻ sẽ tiếp nhận và cảm nhận thứ tiếng ồn ào đó một cách nhẹ nhàng, sau cùng là ít phản ứng tiêu cực với chúng.
Đưa trẻ ra không gian yên tĩnh
Khi trẻ cảm thấy bất an hoặc phản ứng quá mức với tiếng ồn xung quanh, hãy nhanh chóng đưa con tới nơi có âm thanh nhẹ nhàng hoặc yên tĩnh. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro nếu con đang ở môi trường công cộng.
Tránh các chất phụ gia thực phẩm
Một chế độ ăn kiêng phù hợp và lắng nghe những chuyên gia về dinh dưỡng dành cho trẻ tự kỷ là cách giúp con giảm độ nhạy cảm và kiểm soát nỗi sợ dễ dàng hơn.
Tham khảo: roiloanphattrien.onl