MẤT THÍNH LỰC KHÔNG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ

Một trong những dấu hiệu đầu tiên của mất thính lực thường là không có khả năng nghe và hiểu được lời nói trong môi trường ồn ào.

Nghe kém là bệnh mạn tính phổ biến đứng thứ ba mà những người lớn tuổi phải đối mặt. Thật không may, chỉ có 20% những người này được điều trị thực sự. Hầu hết có xu hướng trì hoãn điều trị cho đến khi họ không thể giao tiếp ngay cả trong tình huống nghe tốt nhất.

Theo Viện Quốc gia về điếc và các rối loạn giao tiếp khác (NIDCD), 36 triệu người Mỹ bị nghe kém, trong đó 17% là người cao tuổi. Tỉ lệ điếc tăng theo tuổi. Khoảng 1/3 số người Mỹ ở độ tuổi từ 65 – 74 và gần một nửa số người trên 75 tuổi (NIDCD, 2010) bị nghe kém…

ffff
Nghe kém làm tăng tốc độ suy giảm trí tuệ ở người cao tuổi.

Mất thính lực liên quan đến tuổi

Có một số yếu tố góp phần gây nghe kém ở người cao tuổi, bao gồm tuổi tác, di truyền, tiếp xúc với tiếng ồn, và bệnh mạn tính (ví dụ: đái tháo đường, bệnh thận mãn tính và bệnh tim). Mất thính giác liên quan đến tuổi hoặc lão thính, nói chung là một quá trình mất nghe tăng chậm, ảnh hưởng đều đến cả hai tai. Lão thính bắt đầu ở các tần số cao và sau đó ảnh hưởng đến các tần số thấp hơn. Một trong những dấu hiệu đầu tiên của mất thính lực thường là không có khả năng nghe và hiểu được lời nói trong môi trường ồn ào.

Vì sự tiến triển chậm này, người lớn bị lão thính không sẵn sàng thừa nhận mất thính lực của mình, coi đó là dấu hiệu bình thường của sự lão hóa. Là các nhà thính học, chúng ta không ngạc nhiên khi nghe người phối ngẫu hoặc những người quan trọng khác đã tuyệt vọng bởi sự nghe kém của người thân từ lâu trước khi những người bị mất thính lực thừa nhận nó. Bản chất phát triển âm thầm này của lão thính làm cho nhiều người lớn bỏ qua việc mất thính lực của họ trong nhiều năm.

Tác động của mất thính lực

Tác động của mất thính lực không chỉ đơn giản được đo bằng decibel. Nghe kém là một sự trải nghiệm từng cá nhân, và từng cá nhân đối phó sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố lớn, bao gồm cả bắt đầu sớm so với muộn, bản chất tiến triển của sự mất thính lực (dần dần so với đột ngột), mức độ nghiêm trọng của mất thính lực, nhu cầu thông tin liên lạc, và tính cách. Mất thính lực có liên quan đến cảm giác trầm cảm, lo âu, thất vọng, cô lập với xã hội, và mệt mỏi.
Một số nghiên cứu đã chứng minh tác động của mất thính lực không điều trị. Một cuộc khảo sát thường được trích dẫn được ủy quyền bởi Hội đồng Quốc gia về Người cao tuổi năm 1999 (Kochkin & Rogin, 2000). Khảo sát toàn quốc này của gần 4.000 người lớn bị mất thính giác và những người thân của họ cho thấy các tỉ lệ cao hơn đáng kể của bệnh trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm lý xã hội khác ở những người bị mất thính lực không sử dụng máy nghe. Khảo sát này xem xét các lợi ích tích cực của việc khuếch đại âm thanh và cho thấy sử dụng máy nghe tác động tốt lên chất lượng cuộc sống cho cả hai: người sử dụng máy nghe và người thân của họ.

suy-giam-tri-nho-nguoi-tre-la-gi-1
Đeo máy trợ thính sớm giúp nâng cao chất lượng cuộc sống ở người nghe kém.

Những phát hiện này phù hợp với những phát hiện của một nghiên cứu lớn ngẫu nhiên đã được kiểm chứng thấy mất thính lực có liên quan với giảm chức năng xã hội/tình cảm, giao tiếp, và nhận thức. Ngoài ra, làm gia tăng trầm cảm cho các đối tượng không sử dụng máy nghe so với những người sử dụng máy nghe. Những tình trạng này đã được cải thiện sau khi họ sử dụng máy nghe.

Gần đây hơn, tiến sĩ Frank Lin và các đồng nghiệp tại Đại học Johns Hopkins tìm thấy một liên kết mạnh mẽ giữa mức độ điếc và nguy cơ phát triển chứng mất trí nhớ. Những người bị mất thính lực nhẹ dễ bị gấp hai lần, những người bị mất thính lực trung bình dễ bị gấp ba lần, và những người bị mất thính lực mức độ nặng có năm lần có nguy cơ phát triển bệnh mất trí nhớ hơn những người có thính giác bình thường.

Nghe kém là một khiếm khuyết không nhìn thấy. Mặc dù tỉ lệ mắc phải gia tăng với tuổi tác, mất thính giác thường bị bỏ qua trong quá trình chẩn đoán và điều trị các rối loạn nhận thức và trí nhớ ở những bệnh nhân cao tuổi. Sự xuất hiện đồng thời của mất thính lực và các rối loạn nhận thức làm cho việc xác định tình trạng nghe trước bất kỳ các chẩn đoán khác thậm chí trở nên quan trọng hơn. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến chẩn đoán và điều trị thích hợp hơn cũng như kết quả tốt hơn đáng kể cho những người bị suy giảm về nhận thức.

Sự xuất hiện đồng thời với suy giảm thị lực thường ảnh hưởng từ 9 – 22% ở người trên 70 tuổi. Các nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu theo chiều dọc từ Trung tâm Quốc gia thống kê y tế và Viện Lão hóa Quốc gia đã phân tích mối quan hệ giữa suy giảm thị lực và mất thính lực lên chất lượng cuộc sống ở người lớn tuổi, và họ kết luận cả hai: mất thính giác và suy giảm thị lực có tác động tiêu cực đối với sức khỏe, sự tham gia xã hội, và các hoạt động hàng ngày, và những người bị cả hai: mất thính giác và suy giảm thị lực gặp khó khăn lớn nhất. Điều này có nghĩa người bị suy giảm cả hai hệ thống cảm giác, ít có khả năng bù trừ hơn.

Các lợi ích của việc điều trị

Để sống tốt với mất thính lực, người ta phải nhận ra và chấp nhận bị mất thính lực. Trong một số trường hợp, một số người phải vượt qua sự xấu hổ và lòng tự trọng.

Lắp máy nghe cần phải là một phần của một chương trình điều trị bao gồm những người bị nghe kém và những người thân của họ. Nghiên cứu cho thấy cải thiện chất lượng cuộc sống sự tự đến và sự hài lòng tổng thể khi những người nghe kém và thân của nhận được hỗ trợ và giáo dục liên quan đến nghe kém và các chiến lược giao tiếp.

Nhìn về tương lai

“Sức khỏe con người năm 2020” đã đề ra một số mục tiêu có liên quan đến việc cải thiện kết quả sức khỏe nghe cho người có tuổi. Cụ thể, các kêu gọi đầu tiên cho sự gia tăng số lượng người lớn hơn 70 tuổi sử dụng máy nghe và công nghệ hỗ trợ nghe cũng như số lượng người lớn tuổi từ 20 – 70, những người đã có đánh giá thính lực trong 5 năm qua. Tác động của mất thính lực không được điều trị không thể bỏ qua. Đánh giá và điều trị sớm và cẩn thận cho thấy nhiều hứa hẹn trong việc giảm thiểu những hậu quả của mất thính lực đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống lâu dài.

Thay đổi nhận thức về mất thính lực rất quan trọng để tăng số lượng người được hưởng lợi từ xử lý sớm.

Nguồn: Sưu tầm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *