NGHE KÉM – NGUYÊN NHÂN & CÁCH CHỮA

Nghe kém! Dần dần mất thính lực là triệu chứng khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Theo Viện Y tế quốc gia Mỹ, người Mỹ trong độ tuổi trong độ tuổi từ 65 và 75 cứ 3 người thì có một người bị nghe kém và gần một nửa những người lớn tuổi hơn 75 nghe kém ở một số mức độ. Ngày nay  do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nên người trẻ tuổi cũng có thể mắc chứng nghe kém. Vậy nguyên nhân dẫn đến nghe kém là gì?, biểu hiện của nó ra sao? chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân dẫn đến chứng nghe kém.

Nghe xảy ra khi sóng âm thanh đạt được cấu trúc bên trong tai, nơi mà các dao động sóng âm được chuyển đổi thành tín hiệu thần kinh não bộ nhận ra là âm thanh. Nghe kém xảy ra do các nguyên nhân sau:

  •  Nghe kém do tuổi tác: những người tuổi cao có tỉ lệ mắc chứng nghe kém ngiều hơn người trẻ. Tuổi tác cũng làm lão hóa các cơ quan nghe ở tai trong, gây ra nghe kém từ từ và lâu dài ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau.
  • Nghe kém do tiếng ồn: Tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn (nghe nhạc với âm lượng lớn, sử dụng tai nghe, làm việc trong môi trường ồn như công trường hoặc xưởng máy…) làm các cơ quan nghe ở tai bị tổn thương và gây ra nghe kém từ từ. Trong trường hợp bạn nghe phải một âm thanh quá lớn (ví dụ như một vụ nổ, sức ép bom…) có thể gây ra nghe kém đột ngột.
  • Do nút ráy tai, dị vật trong ống tai, chấn thương ở tai hoặc chấn thương sọ não
  • Do các bệnh lý viêm nhiễm ở tai, thủng màng nhĩ, các khối u tai ngoài, tai giữa hoặc tai trong.
  • Do sử dụng các thuốc có độc tính gây hại cho tai như kháng sinh nhóm aminosid như Gentamycin, Streptomycin; hóa chất điều trị ung thư như Cisplatin…; thuốc chống sốt rét, thuốc lợi tiểu vòng.
  • Do di truyền: đặc tính di truyền cũng gây tổn thương cho tai.
shutterstock_1027211554-3
Đeo máy trợ thính giúp cải thiện khả năng nghe

2. Biểu hiện của chứng nghe kém.

  • Người mắc chứng nghe kém có thể có cảm giác khó nghe như bị đút nút trong tai, họ không nghe rõ người khác nói gì, đặc biệt là khi có nhiều người cùng nói hoặc nói chuyện trong môi trường ồn, họ để âm lượng tivi hoặc đài to hơn trước.
  • Cùng với các tiệu chứng trên là các triệu chứng như: xuất hiện tiếng kêu o o như tiếng ve hoặc ù ù như tiếng còi tàu trong tai; cảm giác đau, ngứa trong tai; chảy mủ tai hoặc cảm giác chóng mặt, mất thăng bằng.

3. Các biến chứng của nghe kém.

Nghe kém ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống người bệnh. Nghe kém nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng như:

  • Khiến người bệnh dễ mức chứng trầm cảm.
  • Lo lắng, gây ra suy nhược cơ thể.
  • Người bệnh có cảm giác thường sai lầm rằng những người khác tức giận.

4. Cách điều trị nghe kém.

Điều trị nghe kém phụ thuộc vào nguyên nhân và độ mất thính lực có thể lựa chọn các phương pháp sau:

  • Nếu nguyên nhân gây nghe kém là ráy tai thì phương pháp điều trị là loại bỏ tắc nghẽn sáp. Theo phương pháp này các bác sĩ sẽ dùng dầu lới lỏng ráy tai, sau đó xả nước, hút  sáp mềm ra.
  • Sử dụng thiết bị trợ thính trong trường hợp người bệnh mất thính lực do tổn thương tai trong, thiết bị trợ thính có thể làm cho âm thanh mạnh mẽ hơn và dễ dàng hơn để nghe. Thính học sẽ thảo luận với những lợi ích tiềm năng của việc sử dụng máy trợ thính, và giới thiệu một thiết bị phù hợp nhất cho người bệnh. Để tăng khả năng nghe người bị nghe kém có thể sử dụng thiết bị microphone tai có sẵn tại các cửa hàng điện tử. Tuy nhiên cần phải tìm ra thiết bị hoạt động tốt.
  • Cấy ốc tai là phương pháp được sử dụng khi người bệnh bị mất thính lực trầm trọng: bản chất của phương pháp điều trị này là mô cấy ốc tai có thể là một lựa chọn. Khác với máy trợ thính là khuếch đại âm thanh và hướng nó vào ống tai, cấy ốc tai đền bù cho các bộ phận bị hư hỏng hoặc không hoạt động của tai trong. Khi người bệnh được chỉ định cấy một mô cấy ốc tai, thính học cùng với một bác sĩ chuyên về bệnh của mũi tai và họng (ENT), sẽ thảo luận về những rủi ro và lợi ích để tìm ra cách chữa tốt nhất cho người bệnh.

5. Cách phòng tránh nghe kém.

  • Tránh tiếp xúc với các môi trường ồn, không nghe nhạc với âm lượng quá lớn, nhất là khi bạn nghe bằng tai nghe. Trong trường hợp bắt buộc phải làm việc trong môi trường ồn, cần đeo các thiết bị bảo vệ như chụp tai hoặc nút tai chuyên dụng.
  • Nên tránh ngoáy tai vì nếu ngoáy tai không đúng cách có thể gây tổn thương ống tai và màng nhĩ, gây ra các bệnh lý viêm nhiễm của tai ngoài và tai giữa.
  • Tránh sử dụng các thuốc có khả năng gây độc cho tai.
  • Trong trường hợp bị bất cứ dấu hiệu gì bất thường của vùng tai mũi họng hoặc về sức nghe, hãy đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Hãy đến trung tâm trợ thính Pasteur Đà Nẵng để trải nghiệm miễn phí các dòng máy trợ thính phù hợp:

  • Lô 19 Nguyễn Tường Phổ, Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng
  • Hotline: 0935.686.762 – 0905.509.350

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *