TẠI SAO MỘT SỐ NGƯỜI THƯỜNG NGHE THẤY TIẾNG Ù LIÊN TỤC TRONG TAI? ĐIỀU ĐÓ CÓ BÌNH THƯỜNG KHÔNG?

Tiếng ồn ma mị đó được gọi là ù tai và các chuyên gia nói rằng nó sẽ trở nên tồi tệ hơn cùng tuổi tác. Và đây là những gì bạn có thể làm để ngăn chặn điều đó.

Đôi khi bạn có nghe thấy một tiếng vang, ù, hoặc rít mà những người khác không bị? Nó có thể là liên tục hoặc nó có thể lúc có lúc không. Tiếng ồn có thể to đến mức làm cản trở khả năng tập trung hoặc nghe những âm thanh xung quanh bạn.

Khó hiểu và bực bội, âm thanh ma mị này rất thật và đó là những gì các chuyên gia gọi là ù tai.

“Có vẻ như nó ảnh hưởng đến nhiều nhất những người ở độ tuổi từ 40 đến 55”, theo Joyce Lim, một người tư vấn nhiều năm kinh nghiệm về ù tai tại Bệnh viện Đa khoa Changi (CGH) cho biết. Trên toàn cầu, nó ảnh hưởng đến 40% dân số và giống như mất thính lực, chứng ù tai tăng dần theo tuổi tác.

95248271_2352251651738602_7376858844892233728_n
Tiếng ù tai

Liên quan đến tuổi tác và tiếng ồn

Quay trở lại khi bạn giật-đầu với nhạc rock hoặc đi bar ở tuổi thiếu niên, việc tìm một nơi để xỏ lỗ tai có lẽ quan trọng hơn là bảo vệ thính lực của bạn.

Nhiều năm sau đó và bạn có thể chịu đựng – hoặc nghe thấy – hậu quả đến bây giờ. Cùng với mất thính lực, ù tai cũng có thể là kết quả của việc tiếp xúc với tiếng ồn lớn.

Một nguyên nhân phổ biến của chứng ù tai là tổn thương các tế bào lông ở tai trong, theo Mayo Clinic. Những sợi lông mỏng manh này di chuyển theo áp lực của sóng âm thanh và gửi tín hiệu điện qua dây thần kinh thính giác đến não, sau đó nó diễn giải thành âm thanh.

Thật là tốt khi những tế bào lông này dựng đứng, Mayo Clinic lưu ý, nhưng khi chúng bị cong hoặc gãy (thường là do lão hóa và ảnh hưởng lâu ngày của tiếng ồn lớn), chúng đã “rò rỉ” những tín hiệu hỗn độn lên não, tạo ra chứng ù tai.

Ngoài ra, những sợi lông này không thể phục hồi. Một khi chúng bị tổn thương bởi một thứ âm nhạc lớn, não sẽ bù đắp cho khả năng nghe bị giảm sút của bạn bằng cách điều chỉnh ngẫu nhiên hệ thống thính giác, dẫn đến chứng ù tai, Lim giải thích.

Các nguyên nhân khác của tiếng vang dai dẳng có thể là do “rối loạn chức năng của tai trong, dây thần kinh thính giác và thậm chí có thể là hệ thống thần kinh trung ương”, Lim nói. “Các tế bào thần kinh ở các vùng này được kích hoạt mà không có bất kỳ kích thích âm thanh nào, gây ra chứng ù tai”.

Tiếng vang hoặc ù thường được cảm nhận ở cả hai tai, mặc dù nó có thể là từ một phía.

inner-ear-hairs
Tế bào lông trong ốc tai

Nguyên nhân ít phổ biến

Sự miêu tả mới đây nhất của Hollywood về chứng ù tai có lẽ là từ bộ phim Baby Driver, có một tài xế trẻ chạy trốn cùng chứng ù tai được gây ra bởi vụ tai nạn xe hơi thời thơ ấu.

Điều đó cũng có thể xảy ra trong cuộc sống thực, khi chấn thương đầu hoặc cổ đã ảnh hưởng đến tai trong, theo Mayo Clinic. Trong những tình huống như vậy, chứng ù tai thường chỉ xảy ra ở một tai.

Trong những trường hợp hiếm gặp, chứng ù tai dạng xung có thể do rối loạn mạch máu gây ra, bác sĩ Lim nói. Điều này xảy ra khi sự kết hợp giữa tuổi tác và sự tích tụ cholesterol dẫn đến mất tính đàn hồi trong các mạch máu của bạn.

Khi điều này xảy ra với các mạch máu nằm gần tai bạn, bạn có thể nghe thấy áp lực của dòng máu chảy theo từng nhịp tim. Các yếu tố khác cũng có thể tạo ra hiện tượng này, bao gồm huyết áp cao cũng như các khối u ở đầu và cổ.

Đôi khi, ù tai có thể được tạo ra bởi một thứ rất phổ biến như ráy tai. Theo Mayo Clinic, khi tích tụ quá nhiều ráy tai, nó sẽ cứng lại, kích ứng màng nhĩ và dẫn đến ù tai.

Một số loại thuốc cũng có thể dẫn đến tình trạng suy giảm thính lực, chẳng hạn như kháng sinh, aspirin, thuốc lợi tiểu và một số thuốc chống trầm cảm và thuốc trị ung thư.

Âm thanh của sự tĩnh lặng là gì?

Thỉnh thoảng bạn nghe thấy tiếng vang hoặc khi bạn ở trong một căn phòng yên tĩnh? Điều đó có phải là ù tai? Bộ não của bạn sẽ tự động điều chỉnh hệ thống thính giác bất cứ khi nào bạn ở trong trạng thái tĩnh lặng, Lim nói, dẫn đến việc âm cao như “eee…” tương tự như hiệu ứng âm thanh khi TV đang tắt (Google nếu bạn được sinh ra sau thập niên 80). Và bạn càng tập trung vào nó, bộ não của bạn càng bật nó lên.

Tin tốt lành là, việc nghe âm thanh đó là hoàn toàn bình thường. “Nó thường kéo dài ít hơn năm phút và diễn ra ít hơn một lần mỗi tuần,” Lim nói.

Khi nào nên gặp bác sĩ

Nếu chứng ù tai của bạn là một bên và kèm với mất thính lực, chóng mặt, yếu mặt hoặc tê liệt, hãy gặp bác sĩ, bác sĩ David Low nói, chuyên gia tư vấn của Khoa Tai mũi họng CGH – Phẫu thuật Đầu & Cổ.

“Nếu mất thính lực đột ngột, hãy đi khám bác sĩ ngay. Bạn cũng nên gặp bác sĩ vì bất kỳ mức độ ù tai hoặc giảm thính lực nào gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn”, ông nói.

Ngoài ra, có một số biện pháp đơn giản mà bệnh nhân có thể tự thực hiện, Lim nói. “Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng âm thanh nhẹ từ các ứng dụng điện thoại ù tai, tivi hoặc máy nghe nhạc để giảm cảm giác ù tai cho đến khi người bệnh ngủ thiếp đi.”

Bảo vệ thính lực của bạn

“Tiếp xúc với tiếng ồn có liên quan rất lớn đến mức độ nghiêm trọng của chứng ù tai sau này”, Lim nói. Bạn không thể quay ngược đồng hồ nhưng bạn có thể giảm thiểu thiệt hại thêm đến các tế bào lông trong bằng cách giảm âm lượng, đặc biệt là trên tai nghe và heaphone của bạn. Nếu bạn không thể tránh việc tiếp xúc với tiếng ồn, hãy xem xét đeo nút bịt tai.

Chúng tôi đã chứng minh ở trên về sức khỏe tim mạch có thể ảnh hưởng đến việc phát triển chứng ù tai, vì vậy hãy có một lối sống lành mạnh để giữ cho các mạch máu của bạn khỏe mạnh. “Hầu hết mọi người không biết, sức khỏe tim mạch là một yếu tố nguy cơ gây mất thính lực và / hoặc ù tai”, Lim nói.

Nguồn: https://cnalifestyle.channelnewsasia.com/wellness/tinnitus-ears-ringing-hearing-loss-12661846?fbclid=IwAR3HNfMQx_ZoRZn3CYK9irH6r5q4Xwq71axuFLHwUFTKYQSHtRrT83L21Tw

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *